Điều kiện định cư Mỹ diện F4 và những vấn đề liên quan

Định cư nước Mỹ hay còn gọi là giấc mơ Mỹ. Với một đất nước phát triển Mỹ là một nước mà thu hút nhiều người nhập cư nhất hiện nay. Mỗi năm dân số nhập cư vào Mỹ tăng lên rất cao, Mỹ trở thành một nước đáng sống với nguồn công việc dồi dào và chất lượng cuộc sống được đánh giá cao. Các diện bảo lãnh người thân cũng rất phổ biến như: Bảo lãnh vợ chồng, bảo lãnh cha mẹ, bảo lãnh con cái là điều khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, có một diện bảo lãnh anh chị em (F4) là tốn nhiều thời gian chờ đợi. Điều kiện định cư Mỹ diện F4 và các vấn đề khác bạn nên quan tâm:


Điều kiện bảo lãnh diện F4

Anh/ chị/ em của công dân Mỹ phải ít nhất 21 tuổi mới được quyền mở hồ sơ bảo lãnh. Thường trú nhân không thể bảo lãnh anh chị em.
Công dân Mỹ phải chứng minh được mối quan hệ cùng huyết thống với người được bảo lãnh. Anh/ chị/ em ở đây được định nghĩa là họ có cùng cha cùng mẹ sinh ra hoặc ít nhất là cùng cha hoặc cùng mẹ. Cụ thể:

– Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng mẹ thì không có bất cứ đòi hỏi gì khác.

– Trong trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ thì người cha đó phải chứng minh đã có những hành động công nhận mối quan hệ cha con với 2 anh chị em này.

Để bảo lãnh anh chị em theo diện này thì đương đơn cần đáp ứng đủ những điều kiện nhất định
  Những hành động công nhận này bao gồm:

– Đã làm hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi .

– Đã làm thủ tục nhìn nhận con.

–  Có những hành động cha – con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.

Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh/ chị/ em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được

  Giấy tờ cần thiết:

– Đơn I-130 (không cần phải nộp đơn I-130 riêng cho vợ, chồng hoặc con cái còn độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh).

– Bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh (chứng minh ít nhất có một cha hoặc mẹ chung)

– Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sanh Mỹ.

– Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)

Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ diện F4 thường từ 4 tháng đến 7 tháng.

Phí trả NVC: 120$ cho người bảo lãnh và 325$ cho mỗi đương đơn.


Mẫu đơn I -130 là giấy tờ không thể thiếu khi làm hồ sơ đi Mỹ diện F4
          
 

Vấn đề bảo trợ tài chánh

Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu tài chánh của người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh có quyền nhờ sự trợ giúp từ người khác hay còn gọi là người đồng bảo trợ, đồng thời nguời này cũng phải đáp ứng yêu cầu của bảng hướng dẫn tài chánh di dân.

Đối với người bảo lãnh:

– Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất

– Bản sao 3 cùi lương gần nhất

– Bản sao giấy phép kinh doanh ( nếu có )

– W2 (nếu có)

– Giấy xác nhận việc làm (từ chổ làm) hoặc giấy tự xác nhận việc làm.

– Mẫu đơn I-864

Đối với người được bảo lãnh

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao hôn thú

– Bản sao giấy ly hôn ( nếu có )

– Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng ( nếu có )

– Bản sao hộ chiếu

– 2 tấm hình 5×5 cm

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Vấn đề cần lưu ý là hồ sơ bảo lãnh anh, chị em diện F4 thường có thời gian chờ đợi rất lâu. Một công dân Mỹ có thể nộp Đơn Bảo Lãnh Thân Nhân Trực Hệ cho người hôn phối, cho các con (độc thân, dưới 21 tuổi) hoặc cha mẹ, hoặc cho hôn thê – hôn phu . Còn tất cả những đơn khác thuộc diện bảo lãnh Gia Đình Theo Thứ Tự Ưu Tiên đều có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn và phải chờ đợi lâu hơn:

– Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F1) dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi trên 5 năm.

– Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A) dành cho người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi hiện nay dưới 1 năm, và có thể lâu hơn trong tương lai gần.

– Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm. Không có diện cấp chiếu khán cho các con đã lập gia đình của các Thường trú nhân Hoa Kỳ.

– Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F3) dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện này hiện nay khoảng 10 năm.

– Đơn bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F4) được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 13 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.


Để nhận được visa F4 thì đương đơn cần chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn
Làm thế nào để rút ngắn thời gian chờ đợi?

– Quá trình xin thị thực định cư không đơn thuần là những thao tác cung cấp giấy tờ, thông tin của người thực hiện. Trong mỗi quy trình, giai đoạn vẫn luôn tồn tại những khó khăn, trở ngại khác nhau khiến đương đơn dễ rơi vào trạng thái hoang mang, không biết cách xử lý. Chính vì vậy, mọi nguồn kiến thức, thông tin mà đương đơn cần phải xem xét và tìm hiểu là vô cùng quan trọng và cần thiết.

– Sẽ không có một dịch vụ nào cam kết có thể rút ngắn thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ. Tất cả hồ sơ bảo lãnh đều phải tuân thủ các trình tự của Luật Di Trú.

– Để tránh mất thời gian chờ đợi nhưng kết quả không như mong đợi, người bảo lãnh và đương đơn cần chú ý những điều sau:

– Tìm hiểu và chuẩn bi kỹ những tài liệu cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh, tránh tình trạng bị yêu cầu bổ sung gây mất thời gian.

– Theo dõi tình trạng của hồ sơ để cập nhật kịp thời và đáp ứng các yêu cầu từ phía chính phủ.

Những người nào được đi kèm diện bảo lãnh F4?

Gia đình gồm vợ/ chồng và con cái của đương đơn chính trong hồ sơ bảo lãnh diện F4 có được định cư cùng không?

Đối với diệnbảo lãnh anh chị em bảo lãnh (F4), ngoài đương đơn chính thì vợ/chồng và con nhỏ của người đương đơn đó cũng sẽ được đi theo trong hồ sơ bảo lãnh. Cụ thể như sau:

– Vợ/chồng của người được bảo lãnh có giấy hôn thú hợp pháp sẽ được đi theo.

– Những người con không có gia đình và dưới 21 tuổi sau khi tính công thức khấu trừ (CSPA). Cụ thể:

+ Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em hay còn gọi là Đạo Luật CSPA nhằm giúp những người con có thể hợp lệ xin thị thực di dân nếu người con đó vượt qua tuổi 21.

+ Theo đạo luật CSPA, công thức khấu trừ được tính như sau: lấy tuổi của những người con này vào ngày thị thực đáo hạn trừ đi thời gian được cứu xét ở Sở di trú (được tính từ ngày nộp đơn cho đến ngày được chấp thuận)

– Trường hợp con nuôi:

Trong trường hợp đương đơn chính có con dưới 21 tuổi mà là con nuôi thì những người con nuôi này vẫn được đi theo với điều kiện:

+ Phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương công nhận việc nhận con nuôi.

+ Sau khi nhận con nuôi, đương đơn phải có bằng chứng chứng minh việc chung sống, nuôi nấng ít nhất 2 năm kể từ ngày được công nhận chính thức con nuôi.

+ Quan hệ của những người con nuôi này với cha mẹ ruột phải có sự chấm dứt, không có bất cứ sự liên lạc nào với cha mẹ ruột vì nếu có sự qua lại với cha mẹ ruột thì mối quan hệ con nuôi sẽ không được thành lập.